Bệnh phụ khoa luôn là nỗi lo lắng thường trực của rất nhiều chị em phụ nữ nhất là đối với những người đang trong độ tuổi sinh sản và đã có quan hệ tình dục. Một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa dễ mắc, điều trị khó khăn và cũng dễ tái phát lại nhiều lần đó là bệnh viêm nấm âm đạo.
Bệnh không chỉ gặp phải ở chị em phụ nữ bình thường mà ngay cả phụ nữ mang thai cũng phải đối mặt nhiều với căn bệnh này nếu như chị em không có cách phòng tránh và bảo vệ bản thân mình.
-Trong quá trình chuyển dạ, trẻ sơ sinh ra đời rất dễ bị dính nấm vào niêm mạc miệng, gây đẹn hoặc viêm da.
-Viêm âm đạo khi mang thai tăng nguy cơ sinh non, do đó, trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do sự ảnh hưởng tiêu cực của nấm.
-Nghiêm trọng hơn, khi nuốt phải nấm trên đường ra đời, bé còn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột.
Viêm nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai là gì?
Viêm nấm âm đạo là gì? Các chuyên gia cho biết nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai cũng giống như bệnh gặp phải ở những chị em phụ nữ không mang thai. Chúng đều xuất phát từ những nguyên nhân giống nhau do sự tấn công quá mức của nấm và do sự thay đổi quá mức của môi trường trong âm đạo.
Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị viêm nấm âm đạo trong đó cách điều trị bệnh phổ biến nhất và tốt nhất vẫn là sử dụng thuốc (thuốc uống hoặc thuốc đặt). Các loại thuốc này sẽ được sử dụng và chỉ định điều trị cho các chị em sau khi đã biết chính xác được tình trạng bệnh của mỗi người.
Trường hợp bệnh nhẹ thì liệu trình thuốc sẽ được cân nhắc và rút ngắn triệt để còn với những người bệnh nặng hơn thì liệu trình điều trị cũng sẽ phải kéo dài hơn để đảm bảo tiêu diệt được triệt để nấm gây bệnh.
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét